Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế (hay còn gọi là Nhà Thép tiền chế) là loại nhà được xây dựng với khung trụ bằng thép và lắp đặt theo một bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Một sản phẩm nhà thép tiền chế hoàn chỉnh được thực hiện qua 3 giai đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp ghép hoàn thành tại công trình. Các kết cấu thép của nhà tiền chế được sản xuất sẵn sau đó được lắp dựng tại công trường cho nên thời gian hoàn thành sản phẩm rất nhanh. Các công trình thường sử dụng loại nhà này bao gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…
- Chiều rộng: tùy thuộc vào yêu cầu, không hạn chế. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường còn lại.
- Chiều dài: tùy thuộc vào yêu cầu, không hạn chế. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường còn lại.
- Chiều cao: tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà được tính từ gốc trụ đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
- Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng trực tiếp đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Độ dốc mái thường được lấy i = 15%.
- Bước cột: là khoảng cách giữa các cột theo chiều dọc nhà, được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
- Tải trọng: các tác động lên công trình (trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, Tải trọng sử dụng…)
Thành phần cấu tạo chính nhà thép tiền chế:
- Khung chính (cột, kèo thép).
- Thành phần kết cấu thứ yếu khác: xà gồ, dầm…
- Tấm thép tạo hình.
- Tôn lợp.
* ƯU ĐIỂN CỦA NHÀ THÉP TIỀN CHẾ SO VỚI CÁC LOẠI NHÀ KHÁC:
– Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.
– Tính công nghiệp hóa cao.
– Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng.
– Tiết kiệm nguyên vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống).
– Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp.
– Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
– Tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng, nhà máy.
– Tính đồng bộ cao.
– Dễ mở rộng quy mô.
– Đở tốn kém thời gian, tiền bạc.
– Tính kín, không thấm nước
* ỨNG DỤNG CỦA NHÀ THÉP TRONG THỰC TẾ:
Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao như:
Nhà công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp: khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn, và dầm thép.
Ngày nay, các công trình xây dựng trong công nghiệp đều dùng nhà thép tiền chế. Ứng dụng của nhà thép tiền chế rất đa dạng, từ nhà để xe đến các trung tâm thương mại.
Những công trình kiến trúc nên sử dụng loại vật liệu này: nhà máy, nhà xưởng, công trình thương mại nhà cao tầng,…
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lắp Dựng Nhà Tiền Chế.
Chào các bạn! Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực nhà thép tiền chế. Tôi xin chia sẻ với mọi người về những nguyên nhân gây sập nhà thép tiền chế :
Gió lớn, gió giật là nguyên nhân chính gây ra sập đổ các công trình nhà thép.
Thông thường, nhà thép đã được lắp đặt hoàn chỉnh thì rất khó bị sập bởi gió. Khi đó nó đã trở thành một hệ kết cấu vững vàng. Nếu được thiết kế đúng tiêu chuẩn thì nhà chỉ có thể sập do cháy nổ hoặc do va chạm mạnh làm biến dạng cột, dẫn đến đổ sập.
Gần đây, có rất nhiều công trình nhà thép bị đổ sập trong quá trình thi công, nguyên nhân gây ra là do gió. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là do qui trình lắp dựng chưa đúng:
– Thường các nhà thầu thi công khi lắp toàn bộ cột trước, sau đó mới tiến hành lắp kèo và xà gồ. Điều này cực kì nguy hiểm, vì khi đó cột thép chỉ được neo giữ bởi bulong neo, gặp gió thì cột rất có khả năng sẽ nhổ bulong neo và gây đổ cột.
– Rất nhiều nhà khi đã lắp dựng cả cột kèo và xà gồ mà vẫn bị đổ sập chỉ vì một cơn gió lớn. Nguyên nhân chính là do đơn vị thi công chưa lắp hệ giằng khung cứng và hệ tay chống xà gồ. Khi hệ giằng chưa được lắp thì hệ nhà vẫn là hệ biến hình. Khi gặp gió lớn thì cả hệ bị dao động mạnh và sẽ bị sập ở điểm yếu nhất rồi dẫn đến cả hệ bị sập.
Lời khuyên cho những nhà thi công và giám sát thi công nhà tiền chế:
– Để thi công nhà thép tiền chế an toàn thì bước đầu tiên cần lắp dựng khoang giằng cứng(thường là khoang thứ 2 kể từ khoang đầu hồi). Cần thiết phải lắp đủ cột, kèo, xà gồ, giằng mái, giằng tường, tay chống xà gồ và căng một số giằng cáp tạm từ kèo xuống các cọc neo dưới đất.
– Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, bạn cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung(cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…). Từ đó bạn triển khai lắp các khung tiếp theo nối tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể bạn lắp đủ xà gồ luôn là tốt nhất, nếu không thì cần thiết lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, rồi sẽ hoàn thiện sau.